Hậu quả nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 hiện nay là hàng trăm nghìn công nhân ở các khu công nghiệp ở TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương…bị thất nghiệp, lâm cảnh nợ nần, cuộc sống bấp bênh.
Bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, hàng loạt doanh nghiệp ở các khu công nghiệp lâm cảnh khó khăn, buộc họ phải giảm giờ làm, cắt giảm nguồn nhân sự… khiến hàng trăm nghìn lao động bị thất nghiệp, dẫn đến nợ nần, túng thiếu.
Trả phòng trọ về quê vì thất nghiệp
Đề tìm hiểu rõ hơn những khó khăn của người lao động bị thất nghiệp, những ngày đầu tháng 8, chúng tôi tìm đến các khu nhà trọ gần khu công nghiệp lớn tại TP.HCM, Bình Dương… khác với cảnh đông đúc trước đây, những ngày này các dãy trọ im ắng và đồng loạt treo bảng “cho thuê phòng trọ”.
Trò chuyện với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Hai (chủ nhà trọ ở quận Thủ Đức, TP.HCM) cho biết, từ khi bị dịch Covid-19, nhiều công ty đã cắt giảm giờ làm, thậm chí còn cắt giảm nguồn nhân lực nên nhiều công nhân thuê trọ ở đây dần dần trả phòng để về quê.
“Khu nhà trọ của tôi có 30 phòng, trước đây không có phòng trống nhưng từ ngày dịch bệnh đến nay đã hơn 1 nửa số phòng bị trả. Tháng này tôi mới nghe báo 6, 7 phòng cũng sẽ trả để về quê vì không tìm được việc làm mới”, bà Hai đượm buồn nói.
Tương tự như khu nhà trọ của bà Hai, khu nhà trọ ông Nguyễn Văn Vinh (TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương) cũng bị trả phòng hàng loạt vì số công nhân thất nghiệp ngày một tăng.
“Mới thời gian đầu nghỉ việc, nhiều người có thông báo với tôi là sẽ khóa phòng về quê một thời gian và xin giảm tiền phòng để giữ phòng sau này có công việc mới sẽ lên ở đi làm. Tôi cũng đồng ý giảm tiền phòng nhưng được hơn một tháng sau thì mấy người gọi điện thoại lên xin trả phòng vì có liên hệ nhiều nơi để xin việc nhưng không nơi nào nhận”, ông Vinh chia sẻ.
Trường hợp như ở khu nhà trọ của bà Hai, ông Vinh cũng chính là tình trạng chung của hàng trăm khu nhà trọ gần các khu công nghiệp hiện nay.
Ăn, ở đều nợ để bám lại thành phố tìm việc làm
Bị thất nghiệp nhiều người trở về quê, nhưng nhiều người vẫn cố bám lại thành phố để tìm công việc mới vì với họ về quê cũng không có việc gì làm.
Anh Chu Hữu Duyên (36 tuổi, ngụ huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên công ty may mặc anh đang làm cắt giảm lương hơn 50%. Vốn lương thấp, nay lại bị cắt giảm mạnh nên anh Duyên quyết định nghỉ việc để tìm kiếm công việc mới có thu nhập ổn định hơn.
“Tôi là trụ cột gia đình, nuôi 5 miệng ăn nên sau khi công ty cắt giảm lương do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tôi không còn khả năng trang trải cuộc sống. Do đó, tôi quyết định nghỉ việc, phụ vợ may ba lô tại nhà. Mấy ngày nay tôi tìm kiếm công việc mới nhưng rất khó khăn”, anh Duyên chia sẻ.
Cũng rơi vào tình cảnh tương tự, anh Nguyễn Tất Tài (40 tuổi, ngụ ở TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) bị thất nghiệp hơn một tháng nay dù anh đã cống hiến cho công ty 19 năm trời.
“Tôi cống hiến cho công ty giầy da ở khu chế xuất Linh Trung gần như cả tuổi thanh xuân nhưng cũng phải thất nghiệp vì công ty bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Mặc dù tôi rất buồn nhưng phải chấp nhận vì đây là rủi ro không ai mong muốn. Để trang trải cuộc sống, tôi đã chủ động đổi nghề chuyển sang làm hàn xì cửa nhà nhưng vẫn không ai thuê”, anh Tài cho hay.
Còn chị Nguyễn Thu Huyền (32 tuổi), ngụ thị xã Tân Uyên, tình Bình Dương bị thất nghiệp, phải làm người trông giữ trẻ bất đắc dĩ tại nhà vì cơm, áo, gạo, tiền.
“Chưa bao giờ tôi rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp, xin việc cả nửa tháng không được. Tôi chấp nhận ở nhà trông trẻ để kiếm mỗi tháng 2 triệu đồng để sống qua ngày. Công việc mới không phù hợp với tôi nhưng để có thể tồn tại trong giai đoạn dịch bệnh thì việc gì tôi cũng có thể làm. Chính vì thu nhập giảm nhiều nên chi tiêu, ăn uống cũng phải dè sẻn, tằn tiện. Cả tháng nay gia đình tôi đâu có ăn bữa thịt nào, bữa nào cũng trứng luộc dầm nước mắm”, chị Huyền buồn bã nói.
Trường hợp của anh Duyên, anh Tài và chị Huyền vẫn còn đỡ hơn so với những người ngày ngày phải nợ tiền phòng trọ, ăn cơm nợ để chạy ngược xuôi xin việc làm nhưng chưa ai nhận.
Hai vợ chồng chị Phạm Thị Lan (42 tuổi, quê Sóc Trăng) là công nhân may có thâm niên nhưng vì dịch Covid-19 nên công ty đóng cửa khiến vợ chị thất nghiệp. Từ ngày thất nghiệp chồng chị về quê chăm sóc bố mẹ già yếu và 2 đứa con nhỏ còn chị Lan bám lại thành phố để tìm việc mới.
Những ngày đầu chị Lan ôm hồ sơ chạy khắp nơi để xin việc nhưng đều nhận được trả lời là những cái lắc đầu vì các công ty may cũng đang cắt giảm nhân sự. Không xin được việc làm đúng với tay nghề chị lên mạng tìm việc làm thời vụ như dọn dẹp nhà cửa theo giờ nhưng nhiều chủ nhà không dám thuê người lạ.
Thời gian thắm thoắt trôi đã hơn nửa tháng nhưng chị Lan vẫn chưa tìm được việc làm nên đến cuối tháng đành phải nợ tiền trọ. Không chỉ nợ tiền trọ mà cả một tuần nay chị Lan phải nợ tiền cơm của quán cơm đầu hẻm để có sức tiếp tục tìm công việc mới.
Trường hợp của chị Lan cũng là tình hình chung của hàng trăm nghìn lao động hiện nay đang gặp phải.
Bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, hàng loạt doanh nghiệp ở các khu công nghiệp lâm cảnh khó khăn, buộc họ phải giảm giờ làm, cắt giảm nguồn nhân sự… khiến hàng trăm nghìn lao động bị thất nghiệp, dẫn đến nợ nần, túng thiếu.
Vẻ mặt thất thần của chị Nguyễn Thị Cúc (quê Long An) khi không có việc làm, không có thu nhập, cuộc sống gia đình vô cùng khó khăn.
Đề tìm hiểu rõ hơn những khó khăn của người lao động bị thất nghiệp, những ngày đầu tháng 8, chúng tôi tìm đến các khu nhà trọ gần khu công nghiệp lớn tại TP.HCM, Bình Dương… khác với cảnh đông đúc trước đây, những ngày này các dãy trọ im ắng và đồng loạt treo bảng “cho thuê phòng trọ”.
Trò chuyện với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Hai (chủ nhà trọ ở quận Thủ Đức, TP.HCM) cho biết, từ khi bị dịch Covid-19, nhiều công ty đã cắt giảm giờ làm, thậm chí còn cắt giảm nguồn nhân lực nên nhiều công nhân thuê trọ ở đây dần dần trả phòng để về quê.
“Khu nhà trọ của tôi có 30 phòng, trước đây không có phòng trống nhưng từ ngày dịch bệnh đến nay đã hơn 1 nửa số phòng bị trả. Tháng này tôi mới nghe báo 6, 7 phòng cũng sẽ trả để về quê vì không tìm được việc làm mới”, bà Hai đượm buồn nói.
Nhiều người thất nghiệp nên trả phòng trọ về quê.
“Mới thời gian đầu nghỉ việc, nhiều người có thông báo với tôi là sẽ khóa phòng về quê một thời gian và xin giảm tiền phòng để giữ phòng sau này có công việc mới sẽ lên ở đi làm. Tôi cũng đồng ý giảm tiền phòng nhưng được hơn một tháng sau thì mấy người gọi điện thoại lên xin trả phòng vì có liên hệ nhiều nơi để xin việc nhưng không nơi nào nhận”, ông Vinh chia sẻ.
Trường hợp như ở khu nhà trọ của bà Hai, ông Vinh cũng chính là tình trạng chung của hàng trăm khu nhà trọ gần các khu công nghiệp hiện nay.
Ăn, ở đều nợ để bám lại thành phố tìm việc làm
Bị thất nghiệp nhiều người trở về quê, nhưng nhiều người vẫn cố bám lại thành phố để tìm công việc mới vì với họ về quê cũng không có việc gì làm.
Anh Chu Hữu Duyên (36 tuổi, ngụ huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên công ty may mặc anh đang làm cắt giảm lương hơn 50%. Vốn lương thấp, nay lại bị cắt giảm mạnh nên anh Duyên quyết định nghỉ việc để tìm kiếm công việc mới có thu nhập ổn định hơn.
“Tôi là trụ cột gia đình, nuôi 5 miệng ăn nên sau khi công ty cắt giảm lương do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tôi không còn khả năng trang trải cuộc sống. Do đó, tôi quyết định nghỉ việc, phụ vợ may ba lô tại nhà. Mấy ngày nay tôi tìm kiếm công việc mới nhưng rất khó khăn”, anh Duyên chia sẻ.
Chị Nguyễn Thu Huyền (32 tuổi, ngụ thị xã Tân Uyên, tình Bình Dương bị thất nghiệp, phải làm người trông giữ trẻ để có thu nhập.
“Tôi cống hiến cho công ty giầy da ở khu chế xuất Linh Trung gần như cả tuổi thanh xuân nhưng cũng phải thất nghiệp vì công ty bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Mặc dù tôi rất buồn nhưng phải chấp nhận vì đây là rủi ro không ai mong muốn. Để trang trải cuộc sống, tôi đã chủ động đổi nghề chuyển sang làm hàn xì cửa nhà nhưng vẫn không ai thuê”, anh Tài cho hay.
Còn chị Nguyễn Thu Huyền (32 tuổi), ngụ thị xã Tân Uyên, tình Bình Dương bị thất nghiệp, phải làm người trông giữ trẻ bất đắc dĩ tại nhà vì cơm, áo, gạo, tiền.
“Chưa bao giờ tôi rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp, xin việc cả nửa tháng không được. Tôi chấp nhận ở nhà trông trẻ để kiếm mỗi tháng 2 triệu đồng để sống qua ngày. Công việc mới không phù hợp với tôi nhưng để có thể tồn tại trong giai đoạn dịch bệnh thì việc gì tôi cũng có thể làm. Chính vì thu nhập giảm nhiều nên chi tiêu, ăn uống cũng phải dè sẻn, tằn tiện. Cả tháng nay gia đình tôi đâu có ăn bữa thịt nào, bữa nào cũng trứng luộc dầm nước mắm”, chị Huyền buồn bã nói.
Nhiều người ôm hồ sơ chạy khắp nơi nhưng vẫn không xin được việc phù hợp với tay nghề nên tạm thời đi nhặt ve chai…
Hai vợ chồng chị Phạm Thị Lan (42 tuổi, quê Sóc Trăng) là công nhân may có thâm niên nhưng vì dịch Covid-19 nên công ty đóng cửa khiến vợ chị thất nghiệp. Từ ngày thất nghiệp chồng chị về quê chăm sóc bố mẹ già yếu và 2 đứa con nhỏ còn chị Lan bám lại thành phố để tìm việc mới.
Những ngày đầu chị Lan ôm hồ sơ chạy khắp nơi để xin việc nhưng đều nhận được trả lời là những cái lắc đầu vì các công ty may cũng đang cắt giảm nhân sự. Không xin được việc làm đúng với tay nghề chị lên mạng tìm việc làm thời vụ như dọn dẹp nhà cửa theo giờ nhưng nhiều chủ nhà không dám thuê người lạ.
Thời gian thắm thoắt trôi đã hơn nửa tháng nhưng chị Lan vẫn chưa tìm được việc làm nên đến cuối tháng đành phải nợ tiền trọ. Không chỉ nợ tiền trọ mà cả một tuần nay chị Lan phải nợ tiền cơm của quán cơm đầu hẻm để có sức tiếp tục tìm công việc mới.
Trường hợp của chị Lan cũng là tình hình chung của hàng trăm nghìn lao động hiện nay đang gặp phải.
Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết,Thành phố đã hỗ trợ cho 53.077người lao động ngừng việc làm, hoãn việc làm với tổng số tiền là 54,57 tỷ đồng. Hỗ trợ cho 12.803 đối tượng là giáo viên, nhân viên (kể cả bảo mẫu), với tổng số tiền hơn 12,8 tỷ đồng. Hỗ trợ cho người lao động tạm chấm dứt hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp với tổng số tiền 994 triệu đồng. Đối với đối tượng bán vé số lẻ đến nay các địa phương đã chi trả hỗ trợ cho 16.765 đối tượng (750.000 đồng/người), với tổng số tiền của toàn đợt là hơn 16,4 tỷ đồng.
Ngoài ra, những lao động tự do các quận, huyện trên địa bàn thành phố cũng đã chi trả đạt 99,36% với tổng số người được hưởng là 181.000 người, tổng số tiền chi trả hỗ là 1,81 tỷ đồng.
Cũng theo ông Tấn, hiện nay Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cũng đang có nhiều phương án, trong đó phương án tối ưu nhất là tổ chức cho những lao động thất nghiệp được học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp. Bên cạnh đó tăng cường mở nhiều sàn giao dịch việc làm để giúp nhiều người tìm kiếm được việc làm mới phù hợp. Đồng thời cố gắng hỗ trợ kịp thời gói hỗ trợ an sinh xã hội của thành phố (gói hỗ trợ dự kiến là 1.800 tỷ đồng).
XUÂN TRƯỜNG