Theo thống kê có 282 doanh nghiệp ở Bình Dương bị ảnh hưởng dịch Covid-19 khoảng 63.000 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, ngừng việc
Ông Lê Minh Quốc Cường, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết: Đến nay, người lao động bị chấm dứt hợp lao động, ngừng việc không lương do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh vẫn chưa nhận được hỗ trợ theo Nghị quyết 42 và Quyết định 15 của Chính phủ.
Theo thống kê có 282 doanh nghiệp ở Bình Dương bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, với khoảng 63.000 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương. Thế nhưng đến nay, toàn tỉnh chỉ mới có 3.407 người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động của 32 doanh nghiệp được Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương xác nhận đủ điều kiện hưởng trợ cấp. Các doanh nghiệp nộp danh sách người lao động đã được bảo hiểm xác nhận đến UBND địa phương nơi trú đóng; địa phương kiểm tra và trình UBND tỉnh phê duyệt, sau đó người lao động mới được nhận hỗ trợ.
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương lý giải, người lao động đủ điều kiện nhận hỗ trợ không nhiều do vướng quy định, thủ tục hành chính. Sở đã báo cáo với cơ quan cấp trên kiến nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh quy định tại Khoản 3, Điều 1 của Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg theo hướng thông thoáng hơn để doanh nghiệp đủ điều kiện thực hiện thủ tục đề nghị hỗ trợ người lao động làm việc tại doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Hiện nay, một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ở Bình Dương đang gặp khó khăn khi các đối tác nước ngoài hoãn đơn hàng trong tháng 5 và chưa đàm phán được đơn hàng từ tháng 6 trở đi. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tiếp tục thu hẹp quy mô hoặc sản xuất và điều này tạo sức ép lớn cho thị trường lao động khi tình trạng mất việc làm gia tăng. Do đó, Bình Dương đã kiến nghị Chính phủ cho kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 42 đến quý III năm 2020./.
Thiên Lý/VOV-TP HCM
Ông Lê Minh Quốc Cường, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết: Đến nay, người lao động bị chấm dứt hợp lao động, ngừng việc không lương do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh vẫn chưa nhận được hỗ trợ theo Nghị quyết 42 và Quyết định 15 của Chính phủ.
Đại diện ngành chức năng Bình Dương thăm hỏi, động viên người lao động gặp khó khăn. |
Theo thống kê có 282 doanh nghiệp ở Bình Dương bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, với khoảng 63.000 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương. Thế nhưng đến nay, toàn tỉnh chỉ mới có 3.407 người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động của 32 doanh nghiệp được Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương xác nhận đủ điều kiện hưởng trợ cấp. Các doanh nghiệp nộp danh sách người lao động đã được bảo hiểm xác nhận đến UBND địa phương nơi trú đóng; địa phương kiểm tra và trình UBND tỉnh phê duyệt, sau đó người lao động mới được nhận hỗ trợ.
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương lý giải, người lao động đủ điều kiện nhận hỗ trợ không nhiều do vướng quy định, thủ tục hành chính. Sở đã báo cáo với cơ quan cấp trên kiến nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh quy định tại Khoản 3, Điều 1 của Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg theo hướng thông thoáng hơn để doanh nghiệp đủ điều kiện thực hiện thủ tục đề nghị hỗ trợ người lao động làm việc tại doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Hiện nay, một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ở Bình Dương đang gặp khó khăn khi các đối tác nước ngoài hoãn đơn hàng trong tháng 5 và chưa đàm phán được đơn hàng từ tháng 6 trở đi. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tiếp tục thu hẹp quy mô hoặc sản xuất và điều này tạo sức ép lớn cho thị trường lao động khi tình trạng mất việc làm gia tăng. Do đó, Bình Dương đã kiến nghị Chính phủ cho kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 42 đến quý III năm 2020./.
Thiên Lý/VOV-TP HCM