Các chủ nợ đã nhìn thấy và chấp nhận rủi ro, khi tung ra những tin nhắn chào mời vay tiền dễ dãi dưới cái mác hỗ trợ tín dụng tiêu dùng. Và họ vẫn làm, hẳn nhiên họ có lý do.
Một chiều đầu tháng Sáu, điện thoại của tôi báo có tin nhắn. "Quy khach du dieu kien vay tien mat tai FE Credit len den 50 trieu VND, tra gop toi thieu 604,000VND/thang. Chi can CMND. Soan TM gui 5566 (mien phi) de dang ky ngay. De tu choi QC, soan TC FE_CREDIT gui 1313". Tin nhắn ghi tên FE CREDIT.
Cách đây vài ngày, vẫn tin nhắn như thế, vẫn từ FE CREDIT, lại gửi tới điện thoại của tôi.
Tôi không hiểu vì sao mình nhận được tin nhắn mời vay tiền, cũng không hiểu tại sao Viettel lại cho gửi đi tin nhắn quảng cáo như thế, và càng không hiểu có bao nhiêu người đã nhận được tin nhắn chào mời vay tiền tương tự.
Khoản vay lớn, điều kiện cho vay dễ dàng tới mức dễ dãi, liệu người cho vay có phải là ông Bụt bà Tiên?
Cách đây hơn một tháng, một người bạn của tôi cùng lúc nhận được hàng chục cuộc điện thoại từ số lạ gọi tới khi thì nửa đêm, lúc thì tảng sáng. Nội dung là những cuộc ghi âm đã được thu sẵn, thông báo một người tên là Nguyễn Văn A ở Đống Đa, Hà Nội đang nợ 60 triệu đồng, yêu cầu người nhận được cuộc gọi phải thông báo cho con nợ biết và thanh toán tiền. Tần suất cuộc gọi tương tự gia tăng, và không chỉ có vậy, cả nhóm bạn của tôi cùng nhận được liên tiếp các cuộc gọi quấy rối như thế, trong suốt vài ngày.
Cuối năm 2019, chị Lưu Minh Phượng ở Hà Nội bất ngờ thấy ảnh của mình và con trai xuất hiện trên mạng xã hội kèm với bài viết và những hình ảnh cực kỳ bẩn thỉu. Nội dung các bài viết vu khống chị Phượng và một số người khác là tòng phạm, đồng lõa lừa đảo với bà H.T.T.N. – người quen của chị Phượng - đang có một khoản nợ với một ngân hàng.
Sau khi tìm hiểu, chị Phượng được biết đây là nhân viên của một công ty thu hồi nợ vốn thực hiện nhiệm vụ đòi nợ các khoản vay đã quá hạn cho ngân hàng đó. Ngoài những bài đăng vu khống và xúc phạm cá nhân trên mạng xã hội, chị Phượng còn nhận được rất nhiều cuộc gọi, tin nhắn khủng bố tinh thần, thậm chí là đe dọa tới tính mạng cá nhân, gia đình.
Anh Sơn, một người bạn đồng niên của chị Phượng, vốn phải di chuyển bằng xe lăn từ nhiều năm nay, cũng bị nhóm đòi nợ này gửi tin nhắn vu khống, đe dọa đầy bất lương và bất nhân, thất đức, dù nhóm này biết rất rõ anh Sơn là người tàn tật.
Nhà báo Hữu Quang
Cách đây vài ngày, vẫn tin nhắn như thế, vẫn từ FE CREDIT, lại gửi tới điện thoại của tôi.
Tôi không hiểu vì sao mình nhận được tin nhắn mời vay tiền, cũng không hiểu tại sao Viettel lại cho gửi đi tin nhắn quảng cáo như thế, và càng không hiểu có bao nhiêu người đã nhận được tin nhắn chào mời vay tiền tương tự.
Khoản vay lớn, điều kiện cho vay dễ dàng tới mức dễ dãi, liệu người cho vay có phải là ông Bụt bà Tiên?
Tin nhắn mời vay tiền của FE CREDIT
Cuối năm 2019, chị Lưu Minh Phượng ở Hà Nội bất ngờ thấy ảnh của mình và con trai xuất hiện trên mạng xã hội kèm với bài viết và những hình ảnh cực kỳ bẩn thỉu. Nội dung các bài viết vu khống chị Phượng và một số người khác là tòng phạm, đồng lõa lừa đảo với bà H.T.T.N. – người quen của chị Phượng - đang có một khoản nợ với một ngân hàng.
Sau khi tìm hiểu, chị Phượng được biết đây là nhân viên của một công ty thu hồi nợ vốn thực hiện nhiệm vụ đòi nợ các khoản vay đã quá hạn cho ngân hàng đó. Ngoài những bài đăng vu khống và xúc phạm cá nhân trên mạng xã hội, chị Phượng còn nhận được rất nhiều cuộc gọi, tin nhắn khủng bố tinh thần, thậm chí là đe dọa tới tính mạng cá nhân, gia đình.
Anh Sơn, một người bạn đồng niên của chị Phượng, vốn phải di chuyển bằng xe lăn từ nhiều năm nay, cũng bị nhóm đòi nợ này gửi tin nhắn vu khống, đe dọa đầy bất lương và bất nhân, thất đức, dù nhóm này biết rất rõ anh Sơn là người tàn tật.
Tin nhắn đe doạ một người tàn tật dù người này không vay nợ.
Cuối tuần trước, một người đàn ông 42 tuổi đã nhảy xuống sông Sài Gòn tự tử. Trong chiếc ví mà người này để lại trên cầu, có một bộ hợp đồng vay tiền giữa nạn nhân và Công ty tài chính FE CREDIT có giá trị là 40 triệu đồng. "Anh ấy nói là đang thiếu nợ số tiền 168 triệu đồng cả gốc và lãi", vợ của nạn nhân nói với phóng viên Ngày Nay.
Chiều 17/6 vừa qua, Quốc hội đã biểu quyết “khai tử” ngành nghề kinh doanh đòi nợ thuê khi 92,34% đại biểu Quốc hội tương đương 446/458 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành thông qua dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi).
Trước đây, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đòi nợ thuê phải có các trách nhiệm: “Tuyển chọn, sử dụng nhân viên dịch vụ đòi nợ phải là người không có tiền án về các tội giết người, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, làm nhục người khác và các tội xâm phạm sở hữu. Chỉ được hoạt động dịch vụ đòi nợ trong phạm vi pháp luật cho phép và phải có hợp đồng ủy quyền của chủ nợ. Trong thời hạn 03 ngày trước khi thực hiện hợp đồng đòi nợ, phải có văn bản thông báo cho Công an xã, phường, thị trấn nơi tiến hành đòi nợ. Khi thực hiện đòi nợ không được sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực và không được sử dụng các phương tiện làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng. Không sử dụng những người không phải là nhân viên của cơ sở kinh doanh thực hiện việc đòi nợ”.
Nhưng thực tế thì không phải như thế. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng trong phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thứ 43 ngày 23/3/2020 đã nêu thực tế 217 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này tại Hà Nội và TP.HCM (đã được cấp phép) hoạt động không lành mạnh có liên quan việc đòi nợ kiểu xã hội đen.
Theo đánh giá của Bộ KH&ĐT, đóng góp của loại ngành nghề này vào ngân sách và sự phát triển kinh tế - xã hội không đáng bao nhiêu.
Tại phiên thảo luận tại Quốc hội cuối tháng 5/2020 về dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi), Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ - Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Đoàn đại biểu An Giang, nói không thể không cấm đòi nợ thuê. Bởi, nhân viên toàn là xăm trổ, công cụ lao động là dao kiếm, phương thức hoạt động là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực. Nếu tiếp tục để dịch vụ này thì gây hoang mang xã hội, dẫn tới mất niềm tin của nhân dân với lực lượng quản lý xã hội.
Trên thực tế, tình trạng vay nợ và chây y trả nợ, bùng nợ là khá phổ biến. Nhưng hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng đã có quy định rất đầy đủ, rõ ràng, cụ thể để các cá nhân, tổ chức thực hiện quyền đòi nợ của mình. Chủ nợ có thể tìm đến các công ty, văn phòng luật sư để được tư vấn hỗ trợ; hòa giải, khởi kiện ra tòa... Mặt khác, các cơ quan chấp hành pháp luật như tòa án, cơ quan thi hành án cũng cần phải tuân thủ đúng thời hạn và tích cực trong quá trình thu hồi nợ cho chủ nợ.
Nhiều chuyên gia cho rằng, cấm đòi nợ thuê phản ánh sự bất lực trong công tác quản lý. Tuy nhiên, không thể không thấy rằng, một loại hình kinh doanh đã được cấp phép, sau một thời gian hoạt động đã bị Quốc hội biểu quyết "khai tử', chứng tỏ hoạt động thực tế đã bị biến tướng và mất lòng tin ra sao.
Và một điều nữa, hẳn nhiên các chủ nợ đã nhìn thấy và chấp nhận rủi ro, khi tung ra những tin nhắn chào mời vay tiền dễ dãi dưới cái mác hỗ trợ tín dụng tiêu dùng. Và họ vẫn làm, hẳn nhiên họ có lý do.
Sự bất lương của đám đòi nợ thuê, cũng hẳn nhiên bắt đầu từ sự dễ dãi như thế, của những đơn vị cho vay tài chính như FE CREDIT!
Hữu Quang/Ngaynay.Vn
https://ngaynay.vn/doi-thoai/doi-no-tieu-dung-bat-luong-den-tu-de-dai-174871.html