Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi UBND TPHCM yêu cầu kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin mà báo chí phản ánh tình trạng nhiều người sau khi vay tiền của FE Credit lâm vào cảnh “lầm than”.
Dẫn phản ánh của báo chí, công văn của Văn phòng Chính phủ cho biết, có thông tin nêu: Nhiều người sau khi vay tiền của FE Credit lâm vào cảnh “tan hoang”.
Gần đây là trường hợp ông Lê Thành Tâm ở phường 14, quận Gò Vấp, TPHCM sau khi vay tiền của Công ty FE Credit đã bị một nhóm đối tượng côn đồ công khai đến nhà “xử” và áp tải vợ chồng ông Tâm về trụ sở công ty để tiếp tục “dọa” trong nhiều giờ nhưng chính quyền địa phương và lực lượng chức năng không có mặt can thiệp.
Các đối tượng côn đồ còn đe dọa nếu ông Tâm không trả tiền trước ngày 22/6/2020 sẽ ‘xử” ông Tâm, sau đó ông Tâm đã “không qua khỏi” vì hành động dại dột vào ngày 21/6.
Theo đó, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu UBND TPHCM chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin báo chí nêu, “nếu đúng như nội dung bài báo phản ánh thì phải xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định pháp luật; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/7”.
Thông tin của phóng viên Dân trí cũng cho biết, chiều nay 29/6, Ngân hàng Nhà nước sẽ có công văn yêu cầu thanh tra toàn diện FE Credit trong bối cảnh công ty tài chính này có những dấu hiệu quấy rối, đe dọa người tiêu dùng khi thu hồi nợ.
Trước đó, thông tin từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), qua thực tế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng trong năm 2017 và quý I/2018, cơ quan này nhận thấy có rất nhiều khiếu nại liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng.
Trong đó, cái tên được nhắc tới nhiều nhất là Công ty FE Credit. Đã có hơn 100 vụ việc khiếu nại liên quan đến FE Credit, trong đó tập trung chủ yếu vào các giao dịch vay tiền để mua bộ mỹ phẩm và hành vi liên hệ để thu hồi nợ.
Trong Công văn số 286/CT-NTD gửi tới Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã nêu lên 4 hành vi phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng của FE Credit.
Cụ thể: Quy trình tư vấn, ký hợp đồng cho vay tiêu dùng có nhiều dấu hiệu không rõ ràng, đầy đủ. Ví dụ, thông tin của người tiêu dùng được điền tự động, không thông báo cho người tiêu dùng, thời gian phê duyệt nhanh, nhân viên tư vấn không thông báo nhưng đề nghị, buộc người tiêu dùng ký vào các tài liệu vay tiền. Bộ hợp đồng ký vay tiền không có con dấu xác nhận, có dấu hiệu không đảm bảo giá trị pháp lý; FE Credit không cung cấp hợp đồng để người tiêu dùng lưu giữ. Bên cạnh đó, công ty này không cho phép người tiêu dùng điều chỉnh thông tin khi phát hiện có sai sót; hành vi thu hồi nợ có dấu hiệu “dọa” người tiêu dùng.
Theo nhận định của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng: “Những vụ việc nêu trên đang ảnh hưởng tới tình hình tài chính của một số đông người tiêu dùng, tạo tâm lý bức xúc và e ngại trong quá trình tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính từ phía người tiêu dùng”.
https://kenhtauhu.com/van-phong-chinh-phu-yeu-cau-ubnd-tphcm-kiem-tra-xac-minh-vu-fe-credit-doi-no-bat-luong-bao-cao-len-thu-tuong-truoc-ngay-10-7-2292.html
Dẫn phản ánh của báo chí, công văn của Văn phòng Chính phủ cho biết, có thông tin nêu: Nhiều người sau khi vay tiền của FE Credit lâm vào cảnh “tan hoang”.
Sắp thanh tra toàn diện FE Credit
Các đối tượng côn đồ còn đe dọa nếu ông Tâm không trả tiền trước ngày 22/6/2020 sẽ ‘xử” ông Tâm, sau đó ông Tâm đã “không qua khỏi” vì hành động dại dột vào ngày 21/6.
Theo đó, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu UBND TPHCM chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin báo chí nêu, “nếu đúng như nội dung bài báo phản ánh thì phải xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định pháp luật; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/7”.
Thông tin của phóng viên Dân trí cũng cho biết, chiều nay 29/6, Ngân hàng Nhà nước sẽ có công văn yêu cầu thanh tra toàn diện FE Credit trong bối cảnh công ty tài chính này có những dấu hiệu quấy rối, đe dọa người tiêu dùng khi thu hồi nợ.
Trước đó, thông tin từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), qua thực tế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng trong năm 2017 và quý I/2018, cơ quan này nhận thấy có rất nhiều khiếu nại liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng.
Trong đó, cái tên được nhắc tới nhiều nhất là Công ty FE Credit. Đã có hơn 100 vụ việc khiếu nại liên quan đến FE Credit, trong đó tập trung chủ yếu vào các giao dịch vay tiền để mua bộ mỹ phẩm và hành vi liên hệ để thu hồi nợ.
Trong Công văn số 286/CT-NTD gửi tới Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã nêu lên 4 hành vi phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng của FE Credit.
Cụ thể: Quy trình tư vấn, ký hợp đồng cho vay tiêu dùng có nhiều dấu hiệu không rõ ràng, đầy đủ. Ví dụ, thông tin của người tiêu dùng được điền tự động, không thông báo cho người tiêu dùng, thời gian phê duyệt nhanh, nhân viên tư vấn không thông báo nhưng đề nghị, buộc người tiêu dùng ký vào các tài liệu vay tiền. Bộ hợp đồng ký vay tiền không có con dấu xác nhận, có dấu hiệu không đảm bảo giá trị pháp lý; FE Credit không cung cấp hợp đồng để người tiêu dùng lưu giữ. Bên cạnh đó, công ty này không cho phép người tiêu dùng điều chỉnh thông tin khi phát hiện có sai sót; hành vi thu hồi nợ có dấu hiệu “dọa” người tiêu dùng.
Theo nhận định của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng: “Những vụ việc nêu trên đang ảnh hưởng tới tình hình tài chính của một số đông người tiêu dùng, tạo tâm lý bức xúc và e ngại trong quá trình tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính từ phía người tiêu dùng”.
https://kenhtauhu.com/van-phong-chinh-phu-yeu-cau-ubnd-tphcm-kiem-tra-xac-minh-vu-fe-credit-doi-no-bat-luong-bao-cao-len-thu-tuong-truoc-ngay-10-7-2292.html